Những thông tin mới về Trường quốc tế AISVN đến nay
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.Người thợ mộc hơn 500 ngày chăm con trai ung thư xương: 'Tôi lún nợ rồi'
Ngày 6.1, tòa thượng thẩm California quyết định sáp nhập đơn kiện của tỉ phú Gerard vào chung mã hồ sơ đơn kiện của Đàm Vĩnh Hưng. Lý do tòa nhận thấy vụ kiện của Đàm Vĩnh Hưng kiện ông Gerard Williams và đơn kiện ngược lại từ gia đình ca sĩ Bích Tuyền là cùng một sự việc, cùng một dữ kiện. Vì vậy, tòa đã chuyển đơn kiện của ông Gerard đang được thụ lý bởi thẩm phán Nico A.Dourtbetas để gộp thành một vụ xử lý, chung một mã số hồ sơ do thẩm phán Michael J. Strickroth phụ trách.Các bên có 15 ngày để phản đối nếu có ý kiến khác về việc ông Strickroth làm thẩm phán theo điều 170.6 của Bộ luật tố tụng dân sự California. Trình tự xử lý đơn kiện được ấn định vào ngày 7.7 tới.Ngoài ra, vụ kiện tụng giữa Đàm Vĩnh Hưng và ông Gerard Williams kéo theo sự quan tâm quá mức của cộng đồng mạng, dẫn đến nhiều video, bình luận sai lệch xung quanh vụ việc này. Khi tòa chưa xét xử, nhiều người chỉ dựa trên những thông tin trích dẫn một phần, chưa được xác thực hoặc bị bóp méo trên mạng xã hội để đưa ra nhận xét, bình luận gây sốc, sai lệch nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.Để đáp trả, ông Gerard Williams đã cho nộp đơn kiện 3 YouTuber hành vi phỉ báng, vu khống. Trong đơn gửi đến một tòa án ở quận Harris, thành phố Houston, bang Texas (Mỹ), doanh nhân này yêu cầu các YouTuber bồi thường thiệt hại do gây mất uy tín, vu khống với số tiền nằm trong phạm vi thẩm quyền của tòa án quyết định.Về phía ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, anh được cho là đã về Việt Nam sau nhiều tháng ở Mỹ. Khi chúng tôi liên hệ, nam ca sĩ cho biết: "Luật sư của tôi không cho phép phát biểu gì ngay lúc này".Trước đó, vào tháng 12.2024, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cho thay đổi luật sư, tiếp tục vụ kiện tỉ phú Gerard. Về phía chồng ca sĩ Bích Tuyền, nam doanh nhân này đã làm việc với 4 luật sư để nộp đơn kiện ngược Mr. Đàm vào ngày 2.12. Trong hồ sơ dài 35 trang, ông Gerard đã kể về quá trình quen biết Đàm Vĩnh Hưng từ 2018 và tường trình về vụ tai nạn dựa vào lời các nhân chứng và video. Theo nội dung đơn, ngay khi tai nạn xảy ra, Gerard "đã vui vẻ chi trả toàn bộ chi phí y tế của Đàm Vĩnh Hưng như một phép lịch sự, sau đó Đàm Vĩnh Hưng xác nhận anh đã hồi phục".Phía luật sư đại diện ông Gerard đề nghị tòa án xem xét tư cách thường trú nhân Mỹ của Đàm Vĩnh Hưng có được thông qua cuộc hôn nhân của nam ca sĩ với bầu show Liên Phạm, yêu cầu Đàm Vĩnh Hưng xuất trình tờ khai thuế thu nhập liên bang để chứng minh thu nhập trước đây và gần đây của mình bị ảnh hưởng bởi tai nạn khi đòi nhà tỉ phú số tiền bồi thường lớn.Ngày 8.12, đội ngũ luật sư của tỉ phú công nghệ này còn nộp bổ sung lên tòa thêm đơn kiện dài 338 trang, khẳng định quá trình kiện ngược đã bắt đầu và không thay đổi.
FLC giảm 60% nhân sự trong quá trình tái cấu trúc
Theo kế hoạch dự kiến, có thể Chủ tịch FIFA Gianni Infantino sẽ có mặt tại sân Rajamangala để chứng kiến trận chung kết AFF Cup 2024, cùng với nhiều quan chức bóng đá khác của châu lục và thế giới. Trận đấu chung kết lượt về AFF Cup 2024 giữa hai đội bóng mạnh nhất khu vực là Thái Lan và Việt Nam hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn. Một trong những khách mời đặc biệt của trận chung kết giải Chủ tịch FIFA Gianni Infantino. Đây là một sự kiện quan trọng đối với bóng đá Đông Nam Á, khi ông Infantino sẽ có mặt để chứng kiến những màn trình diễn đỉnh cao của các đội bóng trong khu vực. Sự hiện diện của vị lãnh đạo cao nhất FIFA tại trận đấu là một minh chứng rõ ràng cho tầm quan trọng và sự phát triển không ngừng của bóng đá khu vực này trong mắt FIFA.Chủ tịch FIFA Gianni Infantino đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của bóng đá ở các khu vực ngoài châu Âu và Nam Mỹ, và Đông Nam Á là một trong những vùng đất đầy tiềm năng. Những giải đấu như AFF Cup đã trở thành nền tảng quan trọng để phát triển và nâng cao chất lượng bóng đá khu vực, cũng như là nơi các cầu thủ trẻ có cơ hội thể hiện tài năng, đồng thời xây dựng những mối quan hệ quốc tế.Với sự góp mặt của ông Infantino, trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 không chỉ là một trận đấu thể thao đơn thuần mà còn là dịp để khẳng định giá trị của bóng đá Đông Nam Á trên bản đồ bóng đá thế giới. Chủ tịch FIFA Gianni Infantino sẽ trao cúp, HCV cho đội giành chức vô địch và trao HCB cho đội á quân. Khán giả Việt Nam kỳ vọng đội tuyển Việt Nam sẽ đăng quang AFF Cup 2024.
Đài ABC News đưa tin sau lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 3.1, bà Sarah McBride trở thành nghị sĩ chuyển giới công khai đầu tiên của quốc hội Mỹ, khi giữ chức hạ nghị sĩ bang Delaware. Trước đó, bà từng là nhà lập pháp thuộc thượng viện tiểu bang Delaware, cũng là người chuyển giới đầu tiên hoạt động trong thượng viện cấp tiểu bang.Nhân vật khác là bà Julie Johnson trở thành nghị sĩ LGBTQ++ đầu tiên đến từ một bang miền nam, khi đại diện cho bang Texas tại hạ viện. Trước đây, bà từng làm việc cho cơ quan lập pháp Texas từ năm 2018. Trong chiến dịch tranh cử, bà đã nêu bật thành tích ủng hộ dự luật ngăn chặn tình trạng chống cộng đồng LGBTQ+. Trong khi đó, bà Emily Randall, nghị sĩ cấp tiểu bang Washington từ năm 2018, sẽ trở thành người LGBTQ+ gốc La tinh đầu tiên có mặt tại cơ quan lập pháp cao nhất nước Mỹ. Các chính sách mà bà Randall hướng đến bao gồm chăm sóc sức khỏe, công bằng trong giáo dục và bảo vệ các cộng đồng thiểu số.Theo trang Advocate, quốc hội Mỹ khóa 119 (năm 2025 - 2027) có 13 nghị sĩ LGBTQ+, bằng với con số kỷ lục của quốc hội khóa 118. Trong những năm gần đây, giới chức liên bang và địa phương tại Mỹ đã cảnh báo về gia tăng tình trạng bạo lực nhằm vào cộng đồng LGBTQ+. Tại quốc hội, bà McBride đã gặp một số phản đối từ đồng nghiệp, như việc hạ nghị sĩ bang Nam Carolina Nancy Mace từ đề xuất luật cấm phụ nữ chuyển giới sử dụng nhà vệ sinh nữ tại Đồi Capitol, nói rằng đây “hoàn toàn” là đề xuất để phản ứng việc bà McBride vào quốc hội. Dự luật này đã bị hủy.Theo luật của hạ viện, chủ tịch hạ viện Mỹ là người có quyền đưa ra những “quy định chung” đối với cơ sở vật chất của cơ quan này. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson từng nói phụ nữ chuyển giới không được sử dụng nhà vệ sinh nữ, phòng thay đồ nữ tại các tòa nhà hạ viện, dù chưa có văn bản cụ thể.Bà McBride nhấn mạnh: “Tôi không ở đây để đấu tranh cho vụ nhà vệ sinh. Tôi ở đây để đấu tranh cho người dân tại Delaware và để giảm gánh nặng chi phí lên các gia đình. Như những đồng nghiệp khác, tôi sẽ tuân thủ quy định do Chủ tịch Mike Johnson đặt ra, ngay cả khi tôi không đồng tình”.
Giá vàng nhẫn tăng 'không tưởng'
Sáng qua 18.3, đội tuyển U.22 VN đã có mặt tại Trung Quốc để chuẩn bị bước vào chinh chiến tại giải đấu giao hữu CFA Team China 2025.Sáng 19.3, đội đã có buổi tham quan sân Trung tâm Thể thao Olympic Diêm Thành - nơi sẽ diễn ra các trận đấu tại giải bóng đá U.22 quốc tế CFA Team China 2025. Do Ban tổ chức giải không sắp xếp cho các đội tập làm quen sân thi đấu để bảo dưỡng mặt cỏ, nên đây là hoạt động cần thiết nhằm giúp các cầu thủ có cảm quan trực quan hơn về địa điểm thi đấu.Do HLV Kim Sang-sik bận làm việc với đội tuyển quốc gia, nên đội tuyển U.22 được giao cho HLV Đinh Hồng Vinh dẫn dắt. Tại Trung Quốc, U.22 VN chạm trán với các đối thủ rất chất lượng: U.22 Trung Quốc, U.22 Hàn Quốc và U.22 Uzbekistan.Theo lịch thi đấu, U.22 VN đá trận ra quân gặp U.22 Hàn Quốc lúc 14 giờ 30 ngày 20.3. Vào 18 giờ 35 ngày 23.3, thầy trò HLV Đinh Hồng Vinh đối đầu U.22 Uzbekistan. Ở trận hạ màn diễn ra lúc 18 giờ 35 ngày 25.3, các chàng trai VN sẽ so tài với chủ nhà U.22 Trung Quốc.Các trận đấu tại CFA Team China 2025 không chỉ đơn thuần mang tính chất giao hữu, mà nằm trong kế hoạch dài hạn của Liên đoàn Bóng đá VN (VFF), đã được xây dựng lộ trình từ sớm để U.22 VN có sự chuẩn bị tốt nhất cho vòng loại U.23 châu Á 2026 (tháng 9.2025) cũng như SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm."Tiếp nối đợt tập trung trong tháng 9.2024, U.22 VN đặt mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm 2025, đặc biệt là hướng đến vòng loại U.23 châu Á 2026 và SEA Games 33. Toàn đội đang nỗ lực để có sự kết dính tốt nhất, tạo nên một tập thể mạnh mẽ. Tôi đã làm việc với HLV trưởng Kim Sang-sik trong thời gian qua. Chúng tôi chú trọng việc duy trì triết lý xuyên suốt từ đội tuyển quốc gia xuống U.22 VN. Các giáo án, bài tập đã được ban huấn luyện thống nhất, đảm bảo sự đồng bộ giữa 2 đội tuyển", quyền HLV trưởng Đinh Hồng Vinh nhấn mạnh.Ban đầu, thành phần U.22 VN có 26 cầu thủ được triệu tập. Tuy nhiên, tiền đạo Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nên U.22 VN sang Trung Quốc với 25 cầu thủ. Trong số này, 2 cầu thủ Việt kiều được trao cơ hội là Andrej Nguyễn An Khánh (trở về từ CH Czech) và Viktor Lê (đang khoác áo CLB Hà Tĩnh ở V-League). Nếu Andrej An Khánh từng được gọi dưới thời HLV tiền nhiệm Philippe Troussier thì đây mới là lần đầu tiên Viktor Lê xuất hiện trong màu áo đội tuyển. Đây là điều mà tiền vệ mang 2 dòng máu Việt - Nga rất chờ đợi, kể từ khi anh nhận quốc tịch VN vào tháng 1.2025.Andrej Nguyễn An Khánh sinh năm 2005, sẽ là cầu thủ trẻ đầy tiềm năng. Trong khi đó, Viktor Lê năm nay 22 tuổi (đúng độ tuổi dự SEA Games) là cái tên nhận được sự kỳ vọng lớn từ giới mộ điệu. Anh có lối đá kỹ thuật và tư duy chiến thuật tốt. Yếu tố chính giúp Viktor Lê lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik và các cộng sự là anh đã tạo được dấu ấn ở sân chơi bóng đá cao nhất VN. Tiền vệ Việt kiều là một trong những mắt xích quan trọng, góp phần giúp CLB Hà Tĩnh gây ấn tượng mạnh với chuỗi 13 trận bất bại suốt giai đoạn lượt đi của V-League mùa giải 2024 - 2025. Việc được cùng U.22 VN sang Trung Quốc "thử lửa" với các đối thủ mạnh là cơ hội để các cầu thủ Việt kiều nói chung và Viktor Lê nói riêng chứng minh năng lực, ghi điểm trước ban huấn luyện.Tuy nhiên, hạn chế của các cầu thủ Việt kiều là khả năng thích nghi. Chưa nói đến những khía cạnh khác như văn hóa, lối sinh hoạt…, yếu tố cần nhất để các cầu thủ Việt kiều có thể hòa nhập tốt chính là vốn tiếng Việt. Viktor Lê từng bày tỏ: "Hạn chế về ngôn ngữ là điểm mà tôi cần cải thiện nhiều. Thời gian qua, tôi cố gắng trò chuyện nhiều hơn với các đồng đội trong CLB và tìm giáo viên dạy tiếng Việt".